Bí kíp giúp bạn xử lý tình huống khi thang máy “bỗng nhiên” rơi tự do
Mới đây, một sự cố hi hữu đã xảy ra khi chiếc thang máy trong tòa nhà Lotte Center bất ngờ rơi tự do từ tầng 63 xuống tầng 35. Sự việc này khiến nhiều người hoang mang và lo lắng mỗi khi bước vào trong thang máy. Cùng với đó, nhiều người cho rằng, khi sử dụng thang máy, cabin thang máy tự nhiên chuyển động chạy với tốc độ nhanh hơn so với bình thường, họ nghĩ rằng thang máy đang rơi tự do, thực chất trường hợp này chỉ là chạy vượt tốc thôi.
Thang máy hiện đại ngày nay là loại thang máy sử dụng dây cáp treo, di chuyển lên xuống bằng cách sử dụng dây cáp thép, ròng rọc chuyển hướng và đối trọng, có chỉnh tốc độ cảm ứng, được điều khiển bởi một vi xử lý thông minh.
Trên mỗi cabin có từ 4 – 8 dây cáp treo để vận hành. Những dây cáp được gắn vào cabin thang máy và đấu vòng xung quanh một ròng rọc, cấu tạo ròng rọc phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng hoặc đặc điểm riêng của từng thang máy khi lắp đặt, loại phổ biến nhất là ròng rọc đơn, một đầu được nối vào cabin, đầu còn lại là đối trọng, hệ thống được treo qua puli chuyển hướng và puli máy kéo. Hệ thống ròng rọc vận hành bởi một động cơ điện. Khi động cơ quay làm quay ròng rọc, ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng thiết đặt sẵn, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì ròng rọc quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang máy di chuyển theo chiều ngược lại chiều định sẵn. Thực tế khi vận hành, động cơ hoạt động chủ yếu về phần hãm tốc độ và phanh, các đối trọng có trọng lượng lớn được tính toán trước cho phù hợp với tải trọng của thang máy.
Cả cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt hai bên của giếng thang máy. Đường ray giữ cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và nó cũng được sử dụng với mục đích an toàn để dừng cabin trong trường hợp khẩn cấp, đây là cấp an toàn thứ 3 của thang máy, khi cabin chuyển động với tốc độ vượt quá tốc độ cho phép vì lý do nào đó như: Tuột cáp, đứt cáp, thang quá tải gây trượt cáp…, hệ thống phanh cơ của cabin sẽ được kích hoạt và kẹp chặt vào ray dẫn hướng do đó cabin không thể rơi được xuống phái dưới. Bản thân mỗi chiếc dây cáp đã đủ khỏe để có thể giữ được cabin do đó, việc đứt một dây cáp hay việc thang máy rơi tự do do đứt dây cáp là khó có thể xảy ra.
Vậy Trường hợp thang máy chạy “vượt tốc” có nghĩa là như thế nào? Nên làm gì trong trường hợp này.
Hãy tưởng tượng, bạn đang ở trong một chiếc thang máy sang trọng, cabin đang đi xuống rất êm ái và thoải mái, bỗng nhiên bạn có cảm giác mình đang lơ lững trong môi trường không trọng lực, cảm thấy hơi chóng mặt, ù tai, thậm chí là buồn nôn, đó là khi thang máy “vượt tốc” đấy ạ.
Ngay cả những người khỏe mạnh, hay những tip người thích mạo hiểm chắc cũng chẳng thể nào có cảm giác thích thú khi đi trong một chiếc thang máy rơi tự do cả. Có lẽ cảm giác hoảng loạn, sợ hãi sẽ lấn át và bao trùm suy nghĩ của các bạn, tuy nhiên nếu muốn mình an toàn, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Nhanh chóng nhấn tất cả các nút trên bảng điều khiển. Việc làm này nhằm kích hoạt bộ cung cấp điện khẩn cấp (Trong trường hợp mất điện đột ngột hoặc điện áp yếu, chập chờn).
– Nếu trường hợp thang máy quá tải khiến dây cáp bị trượt trên puly (Khi này lực kéo của đối trọng và lực Ma sát giữa dây cáp và puly không thắng nỗi lực kéo của cabin) thì việc kích hoạt hệ thống cung cấp điện khẩn cấp cũng vô nghĩa, lúc này thật sự rất nguy hiểm rồi đây. Nhưng các bạn đừng lo vẫn còn 1 chế độ an toàn chưa được kích hoạt và thường thì gia tốc rơi trong trường hợp này không cao nó chỉ rơi nhanh hơn chút xíu so với tốc độ thông thường, phản ứng và cách xử lý tình huống sẽ cứu bạn vào lúc này, Hãy tuân thủ các điều dưới đây:
Đầu tiên và quan trọng nhất: Bình tĩnh, không nhảy nhót, chạy loạn trong thang máy, việc này sẽ tác động đến quá trình rơi, làm thang máy trôi nhanh hơn và hơn hết nữa nó sẽ làm thang máy bị chao đảo thậm chí còn khiến cho thang máy trật khỏi ray nếu bạn đang ở trong một chiếc thang máy cũ ít được bảo dưỡng. Hậu quả thì chắc các bạn cũng đã tưởng tượng ra được rồi đấy.
Nắm chặt tay vịn trong thang máy: Điều này giúp bạn giữ cố định được vị trí của mình, không bị ngã hay va chạm khi thang máy chao đảo, mất cân bằng. Cùng với đó, bạn cố dựa chắc lưng và đầu vào tường thang máy, tạo thành đường thẳng để tránh ảnh hưởng đến cột sống. Nếu không thể đứng vững hãy nhanh chóng nằm thẳng trên sàn tại vị trí gần trung tâm cabin thang máy, cách nằm này để giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu thương tích. Gối đầu lên một tay, một tay che mặt để giảm bớt bị thương vào đầu và giảm thiểu vật dụng phía trên rơi xuống làm mặt bị thương.
Đừng cố gắng nhảy lên khi thang máy chạm đất: Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, bởi theo lý thuyết, tốc độ rơi của thang máy khoảng 160km/h nhưng con người chỉ có thể nhảy 3 – 4km/h mà thôi. Do đó, nếu bạn nhảy lên, nguy cơ chấn thương còn cao hơn.
Nếu thang máy rơi xong sau đó dừng đột ngột thì sao? Nên làm gì vào trường hợp này.
Giữ bình tĩnh Bạn nên biết rằng, có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta sẽ thoát khỏi thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.
Nếu quá sợ hãi, hãy cố gắng loại bỏ suy nghĩ tiêu cực và chờ đến khi thang máy hoạt động trở lại.
Bấm nút mở cửa Khi thang máy dừng đột ngột, bạn đừng bấm nhiều nút mà hãy thử ấn nút mở cửa. Nếu thang máy không phản ứng gì thì hãy ấn nút cứu hộ và làm theo hướng dẫn trên bảng điều khiển.
Liên lạc với người bên ngoài Đập cửa, gọi to, gọi điện ra bên ngoài để gọi người đến giúp. Đừng vội vàng, hoảng sợ và cũng không nên dùng tay cạy cửa thang máy bởi cách này không có tác dụng mà còn làm bạn bị đau và mất sức.
Tuyệt đối không leo ra ngoài thang máy Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao và bạn cũng tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện và bạn có thể bị điện giật) và dù có leo ra đó được thì bạn cũng chấp nhận đứng trên đó chứ chả làm gì khác được, vậy thì đứng trong cabin sướng hơn nhiều.
Khi cứu hộ đến thì 99,99% bạn đã được cứu, nhưng 0,01% còn lại vẫn xảy ra nếu bạn vội vàng lao ra ngoài khi mà cứu hộ chưa hoàn toàn làm xong công việc của họ (đặc biệt là khi thang dừng giữa tầng, ngay phía ngoài cửa cabin cũng là cửa giếng thang, hãy cẩn thận)
Có vẻ khó tin nhưng Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp kẹt thang máy cứ hãy ở trong cabin là an toàn nhất.
Để có được báo giá chính xác nhất, cụ thể nhất với thông số kỹ thuật phù hợp với công trình của Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Công ty CP Đầu tư Thang máy Việt Đức để nhận được những phương án thiết kế thang máy tối ưu nhất từ các chuyên gia của chúng tôi. Hotline: 0948 981 567 – 0986 255 475. Hoặc gửi bản vẽ qua email: thangmayvietduc@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!
Tin liên quan
Tư Vấn Lắp Thang Máy Gia Đình, Những Vấn Đề Cần Lưu Ý
Mục đích sử dụng thang máy của bạn là gì? việc lựa chọn vị trí đặt thang máy, cửa thang máy như thế nào còn phải dựa vào phong thủy của gia chủ nữa, chính vì thế mà khi người ta tiến hành lắp đặt ...
Xem thêm