Bảo trì – Sửa chữa Thang máy
DỊCH VỤ BẢO TRÌ THANG MÁY
1. Qui trình bảo trì thang máy:
Để đảm bảo thang máy được vận hành một cách hoàn hảo và an toàn nhất, thang máy cần phải được bảo trì định kỳ hàng tháng. Thông thường, tất cả các thang máy đều được công ty thang máy bảo trì định kỳ miễn phí mỗi tháng một lần trong thời gian bảo hành, đến khi hết thời gian bảo hành khách hàng phải ký hợp đồng bảo trì với một mức phí nhất định. Vì vậy nắm được các công việc mà bên cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy tiến hành mỗi khi qua bảo trì thang máy cho mình cũng là điều cần thiết.
1. Khâu chuẩn bị và khảo sát
– Báo cáo với đơn vị quản lý tòa nhà hoặc người có trách nhiệm về công việc bảo trì sẽ thực hiện
– Tham khảo ý kiến đơn vị quản lý tòa nhà về các trục trặc của thang máy trong tháng vừa qua
– Nếu nhân viên bảo trì dự định ngưng hoạt động thang máy để chuẩn bị bảo trì, thì phải phải có thanh chắn hoặc biển báo tạm dừng thang đặt trước cửa thang
– Kiểm tra thời hạn kiểm định của thang máy. Nếu hết hạn, thông báo cho đơn vị quản lý
2. Bảo trì khu vực phòng máy
– Kiểm tra tổng quát tủ điều khiển, điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, vệ sinh .
– Kiểm tra tổng quát điều kiện hoạt động bình thường của relay, contactor,…
– Kiểm tra tổng quát điện áp nguồn chính, nguồn pin, nguồn chiếu sáng khẩn cấp, các điểm nối đất..
– Kiểm tra tổng quát hoạt động bình thường, độ êm, độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết bên trong động cơ kéo
– Kiểm tra nhiệt độ khi động cơ kéo và biến tần làm việc bình thường
– Kiểm tra thông gió khu vực máy kéo, biến tần…
– Kiểm tra thắng
– Kiểm tra hoạt động bình thường của thắng
– Kiểm tra hoạt động của các công tắt thắng
– Ngừng thang, cắt điện; kéo cần nhả thắng để kiểm tra hoạt động của thắng trong trường hợp khẩn cấp
– Kết hợp, kiểm tra các chức năng phục vụ cứu hộ như: đèn báo chiều di chuyển, đèn bằng tầng, chuông báo quá tốc độ
– Kiểm tra và vệ sinh các contactor thắng
– Kiểm tra các đầu ty treo cáp ; các điểm chịu lực
– Kiểm tra các rãnh puly, thanh chống nhảy cáp
– Kiểm tra các tấm cao su giảm chấn, các dây khóa chống
tuôn bulon
– Kiểm tra bộ chống vượt tốc governor, vô dầu mở
– Kiểm tra tổng quát về độ ồn , nhiệt … tất cả các bộ phận quay
– Kiểm tra bảo đảm tất cả các công tắt an toàn trong khu vực này khi bị tác động thì buộc thang máy ngừng hoạt động
– Vệ sinh tổng quát
3. Bảo trì cabin và đối trọng thang máy
– Đưa xe thang đi đến từng tầng; kiểm tra độ lệch tầng và điều chỉnh nếu độ lệch vượt quá quy định
– Kiểm tra chức năng hoạt động của tất cả các nút trên bảng điều khiển trong xe thang; đặc biệt nút báo khẩn cấp ( alarm ); nút intercom và hoạt động của intercom
– Kiểm tra hoạt động của hiển thị tầng
– Kiểm tra hoạt động bình thường , độ êm , độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết quay như puly chuyển hướng cáp, guốc ( shoe) dẫn hướng…
– Kiểm tra các điểm treo xích bù ; các bulon khóa; dạy bảo hiểm…
4.Cửa tầng thang máy
– Kiểm tra tình trạng của các nút gọi tầng và các nút chức năng khác
– Kiểm tra các đèn hiển thị, chuông báo dừng tầng
– Kiểm tra hoạt động đóng/mở của từng cửa tầng; các khe hở kỷ thuật
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của guốc ( shoe ) và roller cửa
– Vệ sinh các rãnh trượt; dưới
– Kiểm tra , vệ sinh, điều chỉnh tiếp điểm cửa
– Kiểm tra bảo đảm cửa tầng luôn tự đóng được và tự khóa cơ học từ mọi vị trí
5. Hố thang máy
– Kiểm tra độ giãn cáp kéo thông qua khoảng cách giữa đối trọng và bộ giảm chấn
– Kiểm tra độ giảm cáp bảo hiểm thông qua puly căng cáp governo
– Kiểm tra khoảng cách giữa xích/cáp bù và đáy hố
– Kiểm tra hoạt động bình thường , độ êm , độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết quay như ply, rullo, xích bù
– Kiểm tra bảo đảm tất cả các công tắt an toàn trong khu vực này khi bị tác động buộc thang máy phải ngừng hoạt động
– Kiểm tra độ ẩm đáy hố thang và vệ sinh
– Kiểm tra vô dầu cho các guốc dẫn hướng , các vòng bi
– Kiểm tra hoạt động các bộ cảm biến quang học của cửa
– Kiểm tra hoạt động của đèn, quạt lúc bình thường và lúc mất điện
– Kiểm tra tổng quát các liên kết cơ học, bulon nối , trần
– Kiểm tra các điểm nối đất trên xe thang
6.Cửa xe thang:
– Kiểm tra hoạt động bình thường, độ êm, độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết
– Kiểm tra độ thẳng của các cánh cửa , khe hở kỷ thuật
– Kiểm tra chức năng hoạt động, tốc độ đóng mở, tác động cơ học
– Vệ sinh các rãnh trượt trên; dưới
– Kiểm tra tổng quát và độ căng cần thiết của dây curoa kéo
– Kiểm tra thời cài đặt đóng mở cửa có phù hợp
– Kiểm tra , điều chỉnh, vệ sinh tiếp điểm cửa
– Kiểm tra cơ học, độ chắc chắn của việc lắp đặt cảm biến quang học
– Kiểm tra tình trạng hoạt động tốt của roller, guốc ( shoe ) của
– Kiểm tra bảo đảm khi công tắt an toàn cửa khi bị tác động thì buộc thang máy ngừng hoạt động
7.Hoàn thành:
– Ghi lại các kiến nghị với đơn vị quản lý tòa nhà
– Dọn dẹp các thanh chắn, hoặc biển báo bảo trì, dụng cụ làm việc
– Cho thang máy hoạt động trở lại bình thường và theo dõi
Kết luận: Việc bảo trì thang máy định kỳ là hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp thang máy hoạt động an toàn hơn mà còn góp phần nâng cao tuổi thọ của các thiết bị. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo chủ đầu tư nên ký hợp đồng bảo trì thang máy ngay khi hết thời gian bảo hành, bởi vì chỉ với một mức phí nhỏ nhưng lợi ích mang lại tương đối lớn.
Quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline 0948 981 567 / 0986 255 475 (gặp Mr.Tiến) hoặc gửi bản vẽ đến địa chỉ mail thangmayvietduc@gmail.com để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tin liên quan
Bảo trì - Sửa chữa Thang máy
Việc bảo trì thang máy định kỳ là hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp thang máy hoạt động an toàn hơn mà còn góp phần nâng cao tuổi thọ của các thiết bị. Do vậy, chúng tôi khuyến cáo chủ đầu tư nên ...
Xem thêm