DANH MỤC

Văn hóa Công ty

Share Button

VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP, CHÀO HỎI

 

  1. Cách chào hỏi
    • Đứng với tư thế đĩnh đạc, hướng mắt nhìn người đối diện thể hiện sự tôn trọng
    • Giữ tư thế lưng thẳng, gật đầu chào
    • Mỉm cười thể hiện sự thân thiện
    • Ánh mắt cười thân thiện bày tỏ thiện chí sau khi chảo hỏi
    • Khi người được chào đang bận giao tiếp với người khác, có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng

 

Đối tượng

Khách hàng/ đối tác

 

 

Cấp dưới chào

Cấp trên

Đồng nghiệp

Cách thức chào

Xin chào Ông/Bà

Xin chào Anh/ Chị

Bắt tay, Cười và Chào

Chào Anh/ Chị

Chào Anh/ Chị

Xin chào

Chào Anh/Chị/Em

Thời điểm chào

Khi khách hàng đến

 

Khi khách hàng về

Khi mới gặp gỡ

trong ngày

Khi mới gặp gỡ

trong ngày

  • Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên châò cấp trên trước, khi được chào, cấp trên chào lại; Đồng nghiệp cùng cấp: người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước.
    1. Cách thức bắt tay
  • Dùng một tay và chủ yếu dùng tay phải để bắt tay
  • Khi bắt tay, mắt nhìn thẳng vào mắt người đó (tránh nhìn vào mắt người đối diện nếu đó là Chủ tịch nước hay người đứng đầu cộng đồng tôn giao)
  • Bắt tay với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người (phụ nữ có thể ngồi) hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ nên siết nhẹ biểu hiện sự nồng ấm thân thiết.
  • Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần chờ đối tác chìa tay trước
    • Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện kha bắt tay
    • Không tỏ thái độ khúm núm, cong gập người quá độ dù rằng đối tượng quan trọng đến mức nào
    • Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần, lắc lia lịa, bắt tay kèm theo cười nói oang oang, huênh hoang, toe toét, giơ cả hai tay
    • Không buông thõng hoặc thả lỏng tay hoặc biểu hiện sự hời hợt khi bắt tay

VĂN HÓA TRONG GIỚI THIỆU VÀ TỰ GIỚI THIỆU

  1. Giới thiệu
    • Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao
    • Giới thiệu tên đi kèm theo chức vụ
    • Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/ người mới đến (ưu tiên giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác)
  2. Tự giới thiệu
    • Với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc tại VIETDUC
    • Tránh rườm rà
    • Thái độ khi giới thiệu lịch sự, khiêm nhường

VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG DANH THIẾP

  1. Sử dụng danh thiếp
  • Cần chuẩn bị trước một ít danh thiếp để khi mới gặp lần đầu có thể trao được danh thiếp ngay/khi đến buổi tiếp khách
  • Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm, có thể dùng để thăm hỏi, cảm ơn
  • Không dùng danh thiếp đã cũ, nhàu nát, gãy góc hay bẩn
  • Không viết những thông tin khác trên danh thiếp
  • Mẫu danh thiếp được sử dụng thống nhất theo quy định của VIETDUC
  1. Cách trao, đổi danh thiếp
  • Người tự giới thiệu đưa danh thiếp trước
  • Người được giới thiệu đưa danh thiếp sau khi nhận được danh thiếp của người đối diện
  • Đứng lên khi đưa danh thiếp, đưa danh thiếp sao cho người nhận có thể lưu nhớ luôn dễ dàng mọi thông tin sau khi nhận
  • Nếu người đối diện đưa danh thiếp trước, nên gật đầu nhẹ khi nhận danh thiếp
  • Giữ khoảng cách một cánh tay khi nhận danh thiếp. Nhìn và xác nhận lại thông tin trên danh thiếp
  • Nếu cần thiết, hỏi thông tin về cách phát âm tên hoặc bất cứ thông tin gì chưa rõ trên danh thiếp
  • Khi trao đổi danh thiếp với nhiều người, hãy bắt đầu với người vị trí cao nhất
  • Khi trao đổi danh thiếp với hai nhóm, hãy bắt đầu với người đứng đầu của cả hai nhóm
  • Sắp xếp lại danh thiếp sau khi nhận và làm cách nào để ghi nhớ những người đã gặp
  • Chú ý đưa danh thiếp tay trái và nhận bằng tay phải

 VĂN HÓA NÓI CHUYỆN

  • Diễn đạt bằng những câu nói ngắn gọn, dễ hiểu và truyền cảm
  • Sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng và chính xác, không dùng những từ trựu trượng hoắc quá chuyên môn
  • Nói đủ nghe, không nên lặp lại các sự việc cùng một giọng điệu hoặc không nên nói nuốt lời, không nên nói khi đang ăn cũng như đang nhai kẹo cao su hoặc đang hút thuốc.
  • Nói “tôi” để diễn tả ý kiến của chính mình

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI KHÁCH HÀNG/ ĐỐI TÁC

  • Chào hỏi khách hàng trước và chủ động giúp đỡ nếu thấy khách có biểu hiện cần giúp đỡ (kể cả khách đến không phải gặp mình)
  • Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ
  • Giao tiếp với thái độ ân cần, gần gũi, biểu hiện sự thân thiện
  • Bảo đảm rằng đang sẵn sàng và luôn sẵn sàng vào mọi lúc
  • Tôn trọng khách hàng/ đối tác
  • Nhanh chóng giải quyết thắc mắc than phiền của khách hàng/ đối tác nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất
  • Giao lưu cởi mở với khách hàng/ đối tác trong quyền hạn, sẵn lòng chấp nhận các đề nghị và những ý tưởng cải tiến hợp lý của khách hàng/ đối tác
  • Biết lắng nghe, cố gắng hiểu được khách hàng/ đối tác để có thể đưa ra những cách diễn đạt phù hợp với khả năng hiểu biết và khả năng chú ý của họ
  • Trong giao tiếp với khách hàng/ đối tác đảm bảo thái độ tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, không nói xấu tổ chức, cấp trên và đồng nghiệp
  • Thực hiện đúng cam kết với khách hàng
  • Giao tiếp ứng xử khi làm việc với khách hàng tôn trọng, lịch sự với khách hàng, bảo vệ được thương hiệu Công ty, làm hài lòng khách hàng và phải được chuẩn bị chu đáo, cụ thể, có nội dung thiết thực.

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

  1. Giữa lãnh đạo với nhân viên
  • Khi gặp lãnh đạo, nhân viên phải chào trước, thể hiện sự kính trọng lễ phép. Lãnh đạo cũng phải đáp lại bằng cử chỉ chào hỏi thân thiện/ có thể gật đầu mỉm cười đáp lại.
  • Cấp trên khi giao tiếp với cấp dưới phải nhã nhặn, chân thành, thẳng thắn, lắng nghe và tiếp thu ý kiến với tinh thần cầu thị. Khi cần hướng dẫn hoặc giải thích thì nội dung giải thích, hướng dẫn phải rõ ràng, cụ thể và đúng các quy định về nội dung liên quan đến công việc.
  • Phải có thái độ khôn khéo, kiên quyết khi xử trí những trường hợp nhạy cảm.
  1. Giữa nhân viên với nhân viên
    • Người ít tuổi chào người lớn tuổi trước
    • Các CBCNV khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, đúng mực
    • Trong giao tiếp, ứng xử phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, phải có thái độ tôn trọng, lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải mạnh lạc, rõ ràng. Khi giao tiếp với người nước ngoài, nếu không thông thạo ngôn ngữ thì phải sử dụng phiên dịch do Công ty bố trí.
  1. Đối với nhân dân

Trong giao tiếp phải nhã nhặn, lịch sự, lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của nhân dân; hướng dẫn, giải thích rõ ràng các nội dung liên quan đến công việc đang tiến hành giải quyết.

VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI

 Trả lời không quá 3 tiếng chuông

  • Khi gọi đi đâu, câu đầu tiên: Chào hỏi + Xưng danh
  • Khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alô + Tên mình + xin nghe
  • Trong khi nói chuyện: nói ngắn gọn, rõ ràng, không ảnh hưởng đến những người xung quanh, giọng nói vui vẻ, tích cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ.
  • Không nên tranh cãi trên điện thoại. Nếu cần thiết hãy giữ thái độ bình tĩnh
  • Giọng nói thật lịch sự, lắng nghe lời người khác nói, nói rõ ràng, rành mạch để người khác có thể hiểu được ý mình định nói
  • Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì trước
  • Kết thúc cuộc gọi bằng một lời chào hoặc cám ơn và đặt máy nhẹ nhàng
  • Đặt chuông điện thoại đủ nghe, không để tiếng chuông làm ảnh hưởng đến người xung quanh (đặc biệt đối với điện thoại di động)
  • Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể

VĂN HÓA TRONG LÀM VIỆC

  1. Nơi làm việc
    • Đối với nơi làm việc của cá nhân
    • Giữ gìn cảnh quan nơi làm việc sạch sẽ, gọn gàng
    • Sắp xếp các thiết bị phục vụ công việc vận dụng cá nhân gọn gàng, khoa học
    • Khi đứng dậy nơi làm việc, tài liệu phải được xếp lại ngay ngắn
    • Phân loại, lưu trữ tài liệu nghiên cứu, phục vụ công việc khoa học, thuận tiện khi tra cứu

Đối với môi trường làm việc chung

  • Chủ động giữ gìn công sở xanh, sạch, đẹp hoặc liên hệ với bộ phận có trách nhiệm để kịp thời xử lý những vấn đề có liên quan đến vệ sinh chung của Công ty.
  • Không vứt rác bừa bãi, không hút thuốc tại nơi làm việc
  • Không tụ tập, tán gẫu, trò chuyện ồn ào gây ảnh hưởng đến người xung quanh
  1. Tác phong

CBCNV tuân thủ mặc đồng phục theo quy định, đeo biển hiệu của tên Công ty trong thời gian làm việc và trong khi đi giao dịch công tác

Nam giới

            Tóc không được che hết khuôn mặt

            Tóc không được che hết tai

            Tóc không được phủ hết cổ áo

            Râu và ria mép cần được tỉa gọn gàng

            Đồng phục gọn gàng, sáng sủa, phẳng nếp

Nữ giới

            Tóc không được che lấp khuôn mặt

             Kiểu tóc gọn gàng, tránh dùng những ruy băng, đồ trang trí rườm rà trên tóc

            Đồng phục gọn gàng, sáng sủa, phẳng nếp

            Cách trang điểm nhẹn nhàng, thanh toát

  • Tác phong giao tiếp ứng xử văn minh, lịch sự
  • Đi đứng trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc, chững chạc, không quá vội vàng hấp tấp nhưng cũng không quá chậm chạp
  • Không để tay trong túi quần trong quá trình giao tiếp
  • Phải biết nhường lối cho người lớn tuổi, cấp trên, phụ nữ
  • Đi lại đóng mở cửa nhẹ nhàng
  • Khi đi lại trong Công ty không khoác vai, nắm tay nhau, nhìn chằm chằm vào ai hoặc chỉ trỏ trong phòng làm việc
  • Gặp chỗ chật chội phải nhường bước, nếu muốn vượt lên cần xin phép
  • Không dựa vào tường hay bất cứ vật gì xung quanh khi nói chuyện
  1. Khi làm việc
  • Đi làm đúng giờ
  • Chà hỏi mọi người khi đến chỗ làm
  • Liên lạc trước với cán bộ quản lý khi vắng mặt hay đi làm muộn
  • Luôn ý thức được hành vi của mình
  • Cố gắng để lời nói ngắn gọn, dễ nghe. Tránh cắt ngang người khác hoặc gây ra sự hài ước khiến người khác bực mình
  • Không rời chỗ làm việc trong thời gian làm việc trừ trường hợp phải đi giao dịch công việc hoặc trong trường hợp cần thiết
  • Tránh cản trở người khác trong quá trình làm việc
  • Tỏ thái độ vui vẻ, không biểu lộ vấn đề cá nhân khi làm việc
  • Tắt hết thiết bị điện và đặt các thiết bị an toàn vào đúng chỗ quy định và chào tạm biệt trước khi rời văn phòng

VĂN HÓA HỘI HỌP

  1. Nghi thức cuộc họp
  • Đến trước ít nhất 5 phút trước khi cuộc họp bắt đầu
    • Hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp nói chung và trách nhiệm của bản thân nói riêng, nếu có những điểm chưa rõ hoặc không đồng ý thì phải trao đổi với người có trách nhiệm tổ chức cuộc họp. Trong trường hợp vì lý do chính đáng không thể tham gia cuộc họp hoặc đến muộn giờ phải thông báo với người tổ chức ngay khi có thể và trước khi cuộc họp được bắt đầu.
    • Tuân thủ quy tắc điều hành của người chủ trì cuộc họp, không nói xen, nói đệm; không được tự ý phát biểu trong khi người khác trình bày.
    • Để điện thoại ở chế độ rung để không ảnh hưởng tới những người xung quanh
    • Hạn chế nghe điện thoại trong giờ họp, chỉ nghe điện thoại khi thỏa mãn 2 điều kiện: người nghe điện thoại không phải là người đang thuyết trình, đang phát biểu và không thuộc đối tượng chính của việc thuyết trình, phát biểu.
    • Trong trường hợp phải lắng nghe điện thoại, người nghe bắt buộc ra khỏi phòng họp. Thời gian gián đoạn của cuộc họp tối đa là 5 phút
    • Không làm việc riêng trong giờ họp như: đọc sách, báo, chơi trò chơi trên máy điện thoại…
    • Tôn trọng ý kiến của người khác, không thể hiện thái độ tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng trong khi họp
    • Chú ý lắng nghe ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của riêng mình
    • Tránh ngắt lời của người khác
    • Luôn nghĩ về bức tranh toàn cảnh trước khi trình bày ý kiến
    • Giơ tay/ đưa tín hiệu trước khi phát biểu
  1. Chỗ ngồi trong buổi họp
    • Trong các buổi họp có đối tác
    • Lãnh đạo cấp cao của Công ty ngồi vào ghế chủ tọa
    • Đối tác ngồi đối diện với lãnh đạo
  • Người quan trọng thứ hai của Công ty ngồi phía bên tay phải của Lãnh đạo Công ty
  • Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía tay trái kém quan trọng hơn)

Trong các buổi họp nội bộ

  • Lãnh đạo ngồi vào ghế chủ tọa được bố trí ở trung tâm quay mặt ra hướng cửa ra vào
  • Người quan trọng ngay sau lãnh đạo ngồi ở vị trí ngay bên cạnh phía tay phải của lãnh đạo
  • Tiếp đến người quan trọng tiếp ngồi phía tay trái cạnh lãnh đạo
  • Các vị trí khác sắp xếp tiếp theo theo thứ tự ưu tiên (ngồi phía bên tay phải quan trọng, phía tay trái kém quan trọng hơn)

VĂN HÓA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

  1. Bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc
    • Chố ngồi trong tiệc chiêu đãi phải tương xứng với cương vị của khách
    • Để khách ngồi thoải mái, rộng rãi; chỗ ngồi giữa hai khách cách nhau khoảng 0,6 – 0,7m
    • Nếu bàn hình chữ nhật không nên rộng quá 1,6m vì để khách có thể mạn đàm với nhau được
    • Bàn tròn đường kính 2m xếp cho 8 – 10 người
    • Bàn tròn đường kính 4m xếp cho 16 người
    • Bàn tròn đường kính 4,5m xếp cho 18 – 20 người
    • Xếp theo hàm ngoại giao của người dự
    • Vị trí bên phải long trọng hơn vị trí bên trái
    • Xếp xen kẽ nam và nữ, chủ và khách
    • Nếu nam và nữ cùng hàm thì ưu tiên cho nữ
    • Nếu chủ và khách có cùng hàm ưu tiên cho khách
    • Xếp vợ, chồng ngồi cạnh nhau
    • Chủ tiệc ngổi ở vị trí trung tâm quay ra cửa để dễ quan sát
    • Cần tính đến trình độ ngoại ngữ của người dự tiệc
    • Chỗ càng gần chủ tiệc, càng trọng thị
  2. Văn hóa dự tiệc

Trang phục

Khi cán bộ nhân viên được mời  tham dự tiệc, trang phục phải phù hợp với bữa tiệc, lịch sự, trang nhã, thoải mái tự tin trong giao tiếp

Khi ngồi vào bàn tiệc

  • Ngồi ăn với tư thế đàng hoàng, tự nhiên, không để khuỷu tay trên bàn
    • Không dùng tay để cầm, bốc thức ăn mà phải dùng bằng dao, dĩa, thìa…
    • Ăn xong cứ để đĩa đó người phục vụ sẽ đem đĩa đi không đẩy đĩa sang bên cạnh
    • Không dùng thìa, dĩa của mình để gắp thức ăn cho khách
    • Không húp canh, nhai nhồm nhoàm, gặm xương, nhè xương một cách thiếu văn hóa
    • Vừa ăn có thể vừa nói chuyện với người bên cạnh, tuy nhiên khi trong miệng đang nhai thức ăn thì không nói chuyện
    • Trong bữa tiệc có thể nói chuyện vui vẻ hòa nhập vào các chủ đề một cách cởi mở và thân thiện, không nên nói nhiều về chính trị, nói những điều có thể tiết lộ bí mật của cơ quan mình.
    • Không ép khách uống nhiều rượu, bản thân không uống nhiều, tuyệt đối không để say rượu.
    • Nếu hút thuốc phải xin phép người ngồi bên cạnh, nhưng tốt hơn là không nên hút
    • Khi xỉa răng cần che miệng
    • Nếu muốn ra ngoài cần lặng lẽ ra không gây chú ý cho người khác
    • Chủ tiệc không ăn xong trước khách
  1. Cách thức ngồi trong xe ô tô
    • Người có chức vụ cao nhất ngồi bên phải hàng ghê sau của xe, tiếp đó là người quan trọng thứ 2 ngồi ở vị trí tay trái của người lãnh đạo cấp cao
    • Trong trường hợp đặc biệt có thể xếp ba người ngồi ghế sau nhưng người ngồi giữa là người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi bên cạnh
    • Cán bộ nhân viên đi cùng ngồi trên ghế cùng hàng với lái xe
    • Cán bộ nhân viên đi cùng , khi xe dừng, xuống xe trước và mở cửa cho lãnh đạo
    • Lãnh đạo có phu nhân đi cùng thì phu nhân ngồi ở vị trí danh dự, lãnh đạo ngồi bên tay trái phu nhân và khi dừng xe cán bộ đi cùng xuống trước  mở cửa xe cho phu nhân, phu nhân xuống trước, sau đó cán bộ lãnh đạo xuống sau.

KHU VỰC ĐỂ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

  • Cơ quan Công ty bố trí khu vực để phương tiện giao thông (xe ô tô con, xe máy, xe đạp và phương tiện giao thông khác) cho cán bộ, công nhân viên Công ty và khách đến giao dịch công tác.
  • Nơi để xe phải đảm bảo an toàn, trật tự và đảm bảo tuyệt đối các quy định về phòng chống cháy nổ.
  • Không thu phí trông giữ xe của cán bộ, công nhân viên và khách đến làm việc.

NHỮNG HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM

  • Say rượu, bia, sử dụng các chất kích thích, chơi điện tử, hoặc chơi cờ bạc trong thời gian làm việc
  • Nghiêm cấm mọi biểu hiện gây mất trật tự, mỹ quan, thiếu văn hóa tại nơi làm việc
  • Hút thuốc lá tại nơi làm việc, hội họp.
  • Sử dụng chất ma tuý trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Sử dụng đồ uống có cồn tại cơ quan Công ty, nơi làm việc của Công ty trừ trường hợp được sự đồng ý của Lãnh đạo Công ty vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách.
  • Sử dụng phương tiện làm việc của Công ty vào các mục đích cá nhân.
  • Tụ tập đông người để tán chuyện, gây rối làm mất an ninh, trật tự nơi làm việc.
  • Nói tục, chửi bậy tại nơi làm việc.
  • Thái độ hống hách, quát nạt, gây phiền hà trong giao tiếp và ứng xử.

ỨNG XỬ CỦA CÔNG TY VỚI GIA ĐÌNH CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN

  • Ứng xử của Công ty khi cán bộ, công nhân viên Công ty lấy vợ (hoặc chồng); bản thân cán bộ, công nhân viên ốm đau, thương tật; thân nhân cán bộ, công nhân viên qua đời.
  • Công ty có tặng phẩm khi cán bộ, công nhân viên Công ty lấy vợ hoặc chồng ;
  • Khi cán bộ, công nhân viên Công ty ốm đau, thương tật, Công ty sẽ tổ chức thăm hỏi động viên và tặng quà ;
  • Bản thân cán bộ, công nhân viên; thân nhân cán bộ, công nhân viên (bao gồm cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con đẻ, con nuôi) không may qua đời, Công ty sẽ tổ chức phúng viếng, khi có yêu cầu của gia đình tang chủ Công ty sẽ tham gia hoặc chủ trì tổ chức tang lễ cho người quá cố.

Giám đốc Công ty quy định cụ thể về nguồn tài chính, mức hỗ trợ và phân cấp thực hiện nội dung này.

TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI, HỖ TRỢ TRONG NHỮNG LÚC KHÓ KHĂN HOẠN NẠN

  • Bản thân cán bộ, công nhân viên; gia đình cán bộ, công nhân viên Công ty gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống sẽ được:

– Công ty quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật ;

– Bằng tầm lòng tương thân tương ái của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty. Công đoàn Công ty tổ chức vận động để các cá nhân cán bộ, công nhân viên đóng góp khoản hỗ trợ này.

  • Công ty và cán bộ, công nhân viên Công ty hưởng ứng với tinh thần cao nhất các cuộc vận động vì người nghèo hoặc hỗ trợ các nạn nhân có sự cố xảy ra.

VĂN HÓA XỬ LÝ

GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

ỨNG XỬ TRONG XỨ LÝ CÔNG VIỆC

  • Có ý thức trách nhiệm trong công tác, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
  • Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan
  • Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, giải quyết công việc
  • Khi thực thi nhiệm vụ, giải quyết công việc, phải phối hợp với cá nhân, bộ phận liên quan khác để hoàn thành công việc có hiệu quả, không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của những cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan
  • Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý và sử dụng cán bộ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công cụ của cán bộ thuộc thẩm quyền. CBCNV khi thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành quyết định của cấp quản lý trực tiếp. Trường hợp có quyết định của cấp trên cao hơn thì cán bộ phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, đồng thời có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếp của mình về việc thực hiện quyết định đó.
  • Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia đóng góp trong công việc
  • Khi làm việc với cấp trên phải báo cáo trung thực, chính xác, rõ ràng và phải có sự chuẩn bị trước, không được tự ý bóp méo sự thật, xuyên tạc thực tế để mưu lợi cá nhân.
  • Tôn trọng cấp trên, khi gặp cấp trên, chủ động chào hỏi trước, ở vị trí cấp dưới khi đến làm việc với cấp trên gặp trường hợp cấp trên đang làm việc với đối tác hoặc người khác có vị trí cao hơn mình không được tự ý xen ngang, nói trước khi được hỏi; trong trường hợp có việc cần kíp phải xin phép cấp trên cho phép trình bày trước, khi cho phép mới được báo cáo và xin ý kiến.

THỜI HẠN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

  • Nếu không có quy định nào khác của Công ty và pháp luật thì thời hạn giải quyết công việc như sau:
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ phải trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản trong tối đa 2 ngày làm việc
  • Thời gian hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ: không quá 2 ngày làm việc
  • Xứ lý công việc trình cấp trên trực tiếp trong vòng không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn chỉnh
  • Trong trường hợp được yêu cầu xử lý gấp của cơ quan chức năng hoặc cấp trên thì cố gắng xử lý ngay trong ngày làm việc

AN TOÀN LAO ĐỘNG

  • Luôn tuân thủ các quy định về an toàn, coi an toàn là ưu tiên hàng đầu
  • Tìm mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro thương tật, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hại tài sản
  • Nâng cao khả năng quản lý, tăng cường hoạt động kiểm soát an toàn một cách có hệ thống
  • Thực hiện các chương trình đào tạo toàn diện về an toàn và kiểm tra định kỳ về an toàn lao động

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

Tích cực đẩy mạnh đầu tư cho các lĩnh vực khoa học – công nghệ và khuyến khích CBCNV tham gia nghiên cứu, đề xuất cải tiến công nghệ sản xuất và nghiên cứu phát triển để đạt được thành công cao nhất trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh mới

QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

 CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC

  1. Tôn trọng chuẩn mực đạo đức

Trong công việc, chuẩn mực đạo đức nghĩa là:

  • Giữ vững giá trị chuẩn mực đạo đức trên tinh thần của các nguyên lý, điều lệ và nguyên tắc chỉ đạo phù hợp với văn hóa của VIETDUC.
  • Không lạm dụng quyền lực hay chức vụ
  • Đề cao trách nhiệm cá nhân, không lẩn tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
  • Loại trừ biểu hiện đối xử không bình đẳng và thiếu tôn trọng lẫn nhau
  • Tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy định của Công ty
  • Thẳng thắn thừa nhận và học hỏi từ những sai lầm của chính mình.
  1. Tiêu chuẩn đạo đức trong công tác

 Mọi cá nhân trong Công ty phải đứng cùng trong một tổ chức là VIETDUC

  • Mọi người phải cùng làm việc vì thành tích chung của Công ty chứ không chỉ cho bản thân hoặc lợi ích của một nhóm người
  • Mọi nhân viên hình thành những mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở bình đẳng và hợp tác
  • Toàn bộ CBCNV trong Công ty lịch sự nhã nhặn; chuyên nghiệp; không hời hợt, bề ngoài
  • Mọi cá nhân trong Công ty phải: dề gần gũi, hòa đồng; tự kích hoạt bản thân; phát triển các kỹ năng nghiệp vụ; liên tục học hỏi kiến thức và các kỹ năng mới; tôn trọng, thân mật và chân thành với đồng nghiệp
  • Ý kiến của mọi người phải được đánh giá đúng và lắng nghe; đánh giá thành tích của nhân viên được thực hiện kịp thời và công bằng.
  1. Tập thể luôn học hỏi, không ngừng cải tiến
  • VIETDUC đã, đang và sẽ phấn đấu duy trì một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo, khuyến khích các buổi thảo luận về quy trình, sản phẩm,…và đưa ra hướng dẫn cho nhân viên qua các chương trình, tài liệu đào tạo và các nguồn khác
  • VIETDUC nỗ lực xây dựng môi trường làm việc mà theo đó mỗi thành viên sẽ chủ động thực hiện công việc, phát huy tính sáng tạo để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu cho công việc được giao, nơi mà những kinh nghiệm khác nhau mang lại giá trị và tất cả nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân
  • Những nhân viên và cán bộ quản lý luôn tôn trọng và làm việc cùng nhau để thực hiện được sứ mệnh của Vietsoy
  1. Sự tin tưởng và cam kết

 VIETDUC cam kết thực hiện một nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp công bằng, không gian lận, không thiên vị đối với mọi nhân viên. Khuyến khích nhân viên mạnh dạn trong côn givệc phát biểu ý kiến về công việc và về những vấn đề cá nhân. Mỗi cá nhân cùng cam kết làm việc với sự nhiệt tình sáng tạo nhằm cống hiến coa nhất cho Vietsoy

  • VIETDUC cam kết tôn trọng sự riêng tư của nhân viên. Những thông tin bí mật bao gồm hồ sơ cá nhân, hồ sơ y tế, thông tin liên quan đến điều tra pháp luật, những hành động bị kỷ luật sẽ được tránh sử dụng vào những mục đích không thích đáng, hay bị tiết lộ, và sẽ chỉ được sử dụng phục vụ trong những nhu cầu công việc được pháp luật cho phép
    • VIETDUC áp dụng một cách nhất quán những quy định và nguyên tắc đối với tất cả mọi đối tượng khách hàng, đối tác và cán bộ nhân viên của mình. Những quyết dịnh, đánh giá của cán bộ quản lý đối với nhân viên phải đảm bảo công bằng dựa trên kết quả công việc và quan sát thực tế; tận tâm với tiến trình xem xét thành tích, thiết lập hệ thống xem xét thành tích từ hai phía. Thái độ đối xử với các khách hàng, đối tác của VIETDUC là bình đẳng như nhau, bảo đảm cam kết về chất lượng dịch vụ và cùng có lợi.
  1. Tính minh bạch và trách nhiệm
    • VIETDUC chia sẻ, công khai thông tin về hoạt động của mình, với cán bộ, nhân viên, với đối tác, khách hàng của mình và luôn tôn trọng giá trị của tất cả mọi người khi tiếp xúc
    • Các thành viên của VIETDUC có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, cùng góp sức xây dựng Công ty, chịu trách nhiệm về hành vi của mình
    • Mọi người trong Công ty phải chịu trách nhiệm về những phần việc của mình.
  2. Sự chuyên nghiệp và sáng tạo
    • Cán bộ nhân viên VIETDUC cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp trong quan hệ đối nội cũng như đối ngoại. Tính chuyên nghiệp thể hiện trong thái độ cư xử với khách hàng, đối tác, sử dụng và bảo mật thông tin khách hàng, tuân thủ quy trình, quy định, tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng đồng nghiệp… VIETDUC tôn trọng sự riêng tư ngoài công việc của nhân viên và không truy vấn những thói quen đạo đức cá nhân, trừ phi những vấn đề đạo đức đó là suy giảm năng lực của nhân viên trong việc thực hiện công việc và hoặc đó là những vấn đề không thích hợp với nội quy lao động và quy chế nhân viên đã ban hành
    • VIETDUC luôn cải thiện môi trường làm việc để tất cả nhân viên có thể làm việc theo nhóm cùng nhau với sự cởi mở và tin tưởng lẫn nhau. Mỗi người đều tham gia vào những nỗ lực chung, tôn trọng lẫn nhau, khuyễn khích sự sáng tạo, cống hiến và tinh thần trách nhiệm

 QUAN HỆ NỘI BỘ

  1. Tôn trọng đồng nghiệp
  • VIETDUC cam kết tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng công việc lẫn nhau, loại trừ những sự quấy rối, xúc phạm, đe dọa đối với toàn thể nhân viên của mình.
  • Những người quản lý phải giải thích rõ ràng bằng cả lời nói và hành động rằng sự quấy rối, xúc phạm là không thể chấp nhận được và những hành vi đạo đức nghề nghiệp khó chịu cần phải chấm dứt.
  1. Sử dụng sự phân quyền
  • Làm việc tại VIETDUC do vị trí công việc của mình cán bộ có thể có được một sự phân quyền nhất định do có những quyền hạn nhất định. VIETDUC cam kết sử dụng sự phân quyền này hết sức thận trọng trên cơ sở tôn trọng mọi cán bộ, nhân viên, khách hàng, đối tác và những nhà cung cấp
  • Lạm dụng quyền hạn quá mức thường xuyên khó nhận biết và không thể lường trước. Sử dụng quyền hạn một cách vô ý và thiếu tôn trọng có thể dẫn đến những hậu quả xấu đối với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và những đồng nghiệp, và bởi vì thái độ của mọi nhân viên thường được biết đến như là tiếng nói của tổ chức, do đó sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín của VIETDUC. Các cán bộ nhân viên cần nhận thức rõ những tồn tại tiền tàng mà sử dụng quyền hạn một cách vô ý và thiếu tôn trọng có thể mang lại.
  1. Sự chính xác, trung thực của hệ thống văn bản, tài liệu
  • Toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu của VIETDUC phải chân thực và truyền đạt chính xác thông tin khi được ban hành. Hệ thống tài liệu ban hành phải phù hợp với những chính sách hiện tại của VIETDUC và quy định của pháp luật.
    • Mỗi cán bộ nhân viên cần có trách nhiệm với những hệ thống tài liệu khi sử dụng theo quy định trong Công ty.
    • Các hồ sơ nghiệp vụ phải được lưu và tuân thủ các quy trình nghiệp vụ hiện hành của VIETDUC, các hồ sơ lưu phải mang tính thực tế khách quan, và được thẩm định chặt chẽ bảo đảm phản ánh đúng hoạt động của bộ phận mình phụ trách
    • Tuyệt đối không sao chụp, copy và gửi các hồ sơ tài liệu nội bộ của VIETDUC ra bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền.
  1. Sự trả đũa
  • VIETDUC sẽ tránh cho nhân viên khỏi sự trả đũa hay những điều tương tự để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, cơ hội hoặc vị trí của một người đã đưa ra quan điểm, mối quan tâm hay những vấn đề của tổ chức
  • Những lời than phiền về sự trả đũa, những lời buộc tội phù phiếm hoặc vô căn cứ làm nản lòng nhân viên trong việc có những hành động và duy trì những chuẩn mực đạo đức mà VIETDUC mong muốn sẽ được xem xét ngay lập tức và nghiêm túc.
  • VIETDUC cam kiết tránh cho nhân viên trở thành đối tượng của sự trả đũa xuất phát từ những mối bất hòa của các nhân viên, người quản lý, đối tác hoặc nhà cung cấp như là một hậu quả từ những trách nhiệm trong công việc mang lại.
  1. Tuyển dụng và đề bạt
  • Việc tuyển dụng và đề bạt tuân thủ quy trình tuyển dụng, đề bạt cán bộ được quy định trong chính sách nhân sự của Công ty
  • Công tác tuyển dụng cần bảo đảm tính khách quan, trung thực, phù hợp với văn hóa của Công ty
  • Cấm các trường hợp tiêu cực, mưu lợi cá nhân, quan liêu, cửa quyền trong tuyển dụng làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty do những sự hiểu lầm có thể xảy ra. Chúng ta nhất định phải làm rõ và tránh cho bản thân khỏi những hành động bao gồm việc tuyển, thắng chức hoặc đánh giá người thân, bảo đảm tính khách quan và thận trọng của công việc.
  1. Sử dụng tài sản của Công ty
  • Mỗi cán bộ nhân viên của Vietsoy được giao sử dụng lượng tài sản nhất định và có trách nhiệm đậc hiệt trong ivệc bảo vệ và sử dụng chúng một cách thích hợp. Tài sản không chỉ bao gồm tiền mặt và những tài sản tài chính khác mà còn là tài sản tiện nghi, công cụ và các nguồn cung cấp.
  • Tự ý chiếm hữu tài sản của Công ty, sử dụng không cẩn thận và lãng phí đều có tác động trực tiếp đến lợi ích của Công ty. Các nghi ngờ về vi phạm sử dụng tài sản phải lập tức báo cáo ngay để phục vụ cho công việc của Công ty.
  • Hệ thống thư điện tử và Internet là công cụ hỗ trợ nhân viên làm việc. Không sử dụng tiếp cận thông tin không phù hợp cho việc phục vụ công việc như (chơi game, tranh ảnh có nội dung xấu, nghe nhạc, xem phim…). Thư điện tử của nhân viên và thông tin, dữ liệu máy tính là tài sản của Công ty và Công ty có quyền kiểm soát các thông tin, dữ liệu này. Trừ phi luật pháp quy định khác, Công ty có quyền tiếp cận và công bố các thông tin, dữ liệu này nếu thấy cần cho công việc.

QUAN HỆ VỚI BÊN NGOÀI

  1. Quà biếu
  • Có nhiều cách hiểu khác nhau liên quan tới vấn đề đưa và nhận quà biếu. Tuy nhiên, việc đưa hoặc nhận quà biếu có thể là xuất hiện và tạo ra một nghĩa vụ. Cần phải luôn hiểu rằng, qùa biếu, đặc ân hoặc sự ưu đãi được tạo ra do những trách nhiệm của chúng ta liên quan tới công việc. Trong trường hợp không thể tránh được, chúng ta phải thận trọng không đưa hoặc nhận quà biếu mà giá trị của nó có thể tạo ra hoặc làm thay đổi hành động hoặc quyết định của chúng ta. Những loại quà biếu thân thiện theo nguyên tắc truyền thống của xã hội có thể được chấp nhận, tuy nhiên, không được nhận quà tặng vượt quá những ước lệ xã hội được định trước.
  • Những câu hỏi liên quan đến thông lệ tặng quà, cũng như là việc nhận quà và ước tính giá trị quà biếu, cần phải được hỏi và tham khảo cán bộ quản lý.
  1. Những hoạt động bên ngoài và phát triển kỹ năng
  • Trong môi trường VIETDUC, những cán bộ quản lý và nhân viên cùng chia sẻ trách nhiệm giữ cho tổ chức tránh khỏi những rắc rối nảy sinh hay những mâu thuẫn về lợi ích do các hoạt động bên ngoài VIETDUC đem đến, Cụ thể, mọi nhân viên khi tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao, nhất định phải tuân thủ theo những nghĩa vụ rõ ràng và thực hiện một sự thận trọng cần thiết, với việc phân bổ thời gian hợp lý để tránh dẫn đến những rắc rối, ảnh hưởng cho Công ty.
  • Công ty khuyến khích cán bộ nhân viên học tập, trau dồi kiến thức nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, bảo đảm việc tuân thủ quy định pháp luật và các quy định của Công ty. Tương tự như vậy, Công ty khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia những hoạt động bên ngoài mang lợi ích cho Công ty hoặc làm phát triển thêm những kinh nghiệm chuyên nghiệp và kỹ năng của nhân viên, xây dựng hình ảnh xã hội của Công ty.
  1. Thái độ, văn hóa giao tiếp với khách hàng
  • Thái độ, văn hóa giao tiếp với khách hàng mang ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của VIETDUC và những mối quan hệ của VIETDUC với những khách hàng, doanh nghiệp, nhà cung cấp, đối tác và những tổ chức, cá nhân khác. Thái độ của cán bộ nhân viên VIETDUC đối với khách hàng và đối tác có thể mang lại lợi ích hoặc sự bất lợi cho Cán bộ nhân viên cần có ý thức tuân thủ các quy định giao dịch với khách hàng. Trong giao tiếp với khách hàng phải nhiệt tình, trung thực, đảm bảo sự an toàn cho Công ty và cho khách hàng.
  • Khi giao dịch với khách hàng, mỗi cán bộ nhân viên sẽ là đại diện duy nhất cho Công ty giao dịch với khách hàng do vậy phải tuân thủ văn hóa ứng xử với khách hàng.
  1. Bảo mật và công khai thông tin
  • VIETDUC có mối quan hệ rộng rãi với cơ quan chính quyền, các đối tác và khách hàng. Do đó mỗi cán bộ nhân viên đều có thể nắm được những thông tin nhạy cảm về khách hàng đối tác, hay của nội bộ Công ty. Sự rò rỉ những tài liệu có thể gây nguy hại tới những quá trình và hủy hoại những mực tiêu phát triển của VIETDUC. Ý thức bảo mật thông tin là điều then chốt và cần được luôn được tâm niện bởi mỗi cán bộ nhân viên điều này tạo nên sự tin cậy cho khách hàng. Mỗi cán bộ nhân viên sẽ không tự ý cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu từ bên ngoài VIETDUC trừ khi đó là những yêu cầu thông tin từ những chủ thể thông tin hợp lệ. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thông tin cần phải báo cáo lập tức tới cán bộ quản lý và người có thẩm quyền để xem xét quyết định.
  • Bên cạnh việc phải bảo mật những thông tin nhạy cảm để bảo vệ quyền của khách hàng, đối tác và VIETDUC cam kết trở thành tổ chức mở với các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Thông tin bí mật – hoặc là về VIETDUC – hoặc là về một khách hàng công ty, cá nhân hay những đối tác mà chúng ta có quan hệ – sẽ không được sử dụng vào mục đích cá nhân, gia đình hoặc những lợi ích khác. Nếu nắm được những thông tin này mặc dù không công khai nhưng có thể tác động đến một bên nào đó trong giao dịch của VIETDUC, chúng ta không được tích trữ hoặc sử dụng vì mục đích thương mại đối với chúng.
  1. Quan hệ đầu tư, mua sắm
  • VIETDUC luôn đảm bảo rằng những phương pháp nội bộ về hoạt động đầu tư, mua sắm được áp dụng đối với những đối tác thuộc những dự án của VIETDUC là công bằng và minh bạch.
  • VIETDUC đảm bảo thi hành những thủ tục nội bộ hay những thủ tục liên quan mà không thiên vị.
  • Tuyệt đối không nhận hoa hồng, quà biếu, các đặc ân, hay các vận động bên ngoài khác từ phía đối tác.

HỆ THỐNG GIẢI THƯỞNG VÀ HÌNH THỨC

XỬ LÝ VI PHẠM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIETDUC

 ĐỐI TƯỢNG TRAO GIẢI THƯỞNG

  • Tổ chức
    • Phòng/ Ban trong Công ty
    • Các công ty đơn vị thành viên
  • Cá nhân
    • Thành viên của Hội đồng quản trị Công ty
    • Ban lãnh đạo trong Công ty
    • Cán bộ công nhân viên trong Công ty

MỤC TIÊU CỦA GIẢI THƯỞNG

  • Khuyến khích, động viên các đơn vị, cá nhân trong Công ty xây dựng tinh thần Văn hóa VIETDUC trong các hoạt động nội bộ và kinh doanh của các đơn vị nhằm xây dựng thương hiệu và hình ảnh Văn hóa của VIETDUC.
  • Tôn vinh và nhân rộng điển hình văn hóa trong con người VIETDUC, qua đó xây dựng uy tín thương hiệu VIETDUC trên thị trường trong nước và hội nhập, phát triển vươn xa hơn ra quốc tế
  • Hình thành một danh hiệu và biểu tượng chung của VIETDUC nhằm tạo dựng, duy trì và phát triển giá trị văn hóa VIETDUC trong toàn hệ thống
  • Đề cao các giá trị văn hóa VIETDUC, cổ động lòng tự hào, tạo sự gắn bó của các cá nhân xuất sắc với tổ chức
  • Thông qua hình ảnh Văn hóa VIETDUC sẽ góp phần quản bá thương hiệu VIETDUC
  • Hình thành ngày lễ hội Văn hóa VIETDUC

CÁC HÌNH THỨC GIẢI THƯỞNG TÔN VINH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIETDUC

  1. Giải thưởng Văn hóa VIETDUC

Trao cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc vì sự nghiệp xây dựng văn hóa và thương hiệu văn hóa VIETDUC

  1. Giải thưởng Văn hóa trong Kinh doanh – Văn hóa kinh doanh VIETDUC

Giải thưởng này trao tặng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích hiện thực hóa tốt nhất Hệ Giá trị Văn hóa VIETDUC trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị, được khách hàng, đối tác và xã hội thừa nhận có bản sắc Văn hóa VIETDUC

  1. Giải thưởng Văn hóa trong Quản lý – Văn hóa quản lý VIETDUC

Giải thưởng này trao tặng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích hiện thực hóa Hệ giá trị Văn hóa VIETDUC tốt nhất trong giao dịch, quan hệ tác nghiệp, quản lý nội bộ được sự thừa nhận là văn minh, hiệu quả của các khách hàng bên trong VIETDUC

Giải thưởng văn hóa VIETDUC được bình chọn theo từng nhóm giải thưởng theo hai đối tượng Cá nhân và tổ chức, mỗi nhóm giải thưởng xét trao tối đa 10 giải thưởng/năm.

Tổng số giải thưởng thực tế tùy thuộc vào đánh giá hàng năm và kết quả bình chọn của Hội đồng thi đua khen thưởng.

QUY TRÌNH BÌNH CHỌN VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG

  1. Tiêu chí đánh giá trao giải thưởng

Hàng năm Hội đồng thi đua khen thưởng của Công ty đề xuất phương thức giám sát, đánh giá cán bộ nhân viên VIETDUC theo các tiêu chí văn hóa VIETDUC được cập nhật, sửa đổi và bổ sung phù hợp nhất với tình hình thực tế tại Công ty.

Sau khi thống nhất tiêu chí đánh giá trong năm, Hội đồng thi đua khen thưởng sẽ thông báo rộng rãi, công khai trên Website của Công ty.

Tiêu chí đánh giá tổ chức

  • Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao
    • Thực hiện vượt mức 10% và có chất lượng các kế hoạch của Công ty giao
    • Thực hiện vượt mức 10% và có chất lượng các kế hoạch của nội bộ đơn vị đề ra
  • Không có bất cứ phản ánh tiêu cực nào từ phía đối tác và khách hàng (trên phương tiện truyền thông hay dưới dạng đơn thư khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng bên ngoài hoặc đến lãnh đạo Công ty).
  • Được ban tổ chức nhân sự đánh giá là thực hiện tốt các chính sách, chế độ, quy chế về quản trị nhân sự trong Cty
  • Được ban lãnh đao đánh giá là thực hiện tốt các nề nếp quản lý nội bộ và công tác hành chính.
  • Được Phòng Tài chính kế toán đánh giá là thực hiện tốt các quy định và chế độ về tài chính/ kế toán

Tiêu chí đánh giá cá nhân

  • Điểm đánh giá kết quả thực hiện công việc của cá nhân đạt kết quả xuất sắc
  • Không có bất cứ một phản ứng tiêu cực nào từ khách hàng bên ngoài hay khách hàng bên trong (dưới hình thức đơn từ khiếu nại hay phản ánh gửi đến các cơ quan hay cá nhân liên quan).
  • Kèm theo bản đánh giá của Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty dưới đây đạt từ 120 điểm trở lên

Các nội dung

Hệ số

Điểm đánh giá

Tổng

Ghi chú

1

2

3

4

5

Văn hóa trong nề nếp quản lý

Thực hiện các quy chế, nội quy, quy định, chính sách của Công ty

3

 

 

 

 

 

 

 

Tác phong lãnh đạo, quản lý, làm việc

2

 

 

 

 

 

 

 

Kỷ luật lao động

2

 

 

 

 

 

 

 

Văn hóa trong giao dịch

Văn minh lịch sự

2

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên nghiệp và thấu đáo

3

 

 

 

 

 

 

 

Quan tâm và tư vấn

2

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá hoạt động nội bộ

Hăng hái và tích cực xây dựng đơn vị vững mạnh

3

 

 

 

 

 

 

 

Chuẩn mực ứng xử theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Vietsoy

3

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ các thành viên trong đơn vị thực hiện đúng các quy tắc ứng xử trong nội bộ tổ chức

2

 

 

 

 

 

 

 

Những kết quả nhận thấy

Kết quả thực hiện công việc

5

 

 

 

 

 

 

 

Các hoạt động điển hình trong việc duy trì và phát triển văn hóa VIETDUC

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Quy trình lắp đặt thang máy cao cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội

Quy trình lắp đặt thang máy cao cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội. Bạn đang muốn lắp đặt thang máy cao cấp cho ngôi nhà của mình nhưng không biết quy trình thực hiện như thế nào? Bạn lo lắng về chất lượng ...

Xem thêm

Đơn vị nhận thi công thang máy cao cấp cho bệnh viện, trường học tại Hà Nội

Thang Máy Việt Đức đơn vị nhận thi công thang máy cao cấp cho bệnh viện, trường học tại Hà Nội. Là một đơn vị uy tín trong lĩnh vực thi công thang máy, chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của thang máy ...

Xem thêm

Dịch vụ lắp đặt thang máy cao cấp trọn gói giá cạnh tranh tại Hà Nội

Dịch vụ lắp đặt thang máy cao cấp trọn gói giá cạnh tranh tại Hà Nội. Bạn đang muốn lắp đặt thang máy cho gia đình, biệt thự hay tòa nhà của mình nhưng băn khoăn không biết lựa chọn đơn vị thi công ...

Xem thêm
Lên đầu trang